Nếu bạn đang chơi cá cảnh hoặc thủy sinh chắc hẳn bạn đã nghe tới khái niệm hệ vi sinh cho bể thủy sinh. Vậy hệ vi sinh là gì và chúng có tác dụng ra sao trong bể thủy sinh mà lại được quan tâm đến thế. Hãy cùng TOP Thủy Sinh tìm hiểu về hệ vi sinh và cách chúng hoạt động nhé.

Hệ vi sinh là gì?

Trong môi trường nước tự nhiên vẫn luôn luôn tồn tại rất nhiều loài vi sinh vật đơn bào, đa bào mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng là tập hợp vô số loài vi khuẩn, vi nấm, tảo…sinh sôi và phát triển trong môi trường nước. Chúng có thể sống trôi nổi trong nước nhưng đa số vi sinh vật sẽ bám vào một giá thể nào đó như đá, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Chúng sinh sôi thành một quần thể to lớn gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau được gọi chung là hệ vi sinh.

Hệ vi sinh đóng vai trò quan trọng trong một hệ thống thủy sinh. Chúng có thể lọc trong nước, giữ các chỉ số môi trường ổn định phù hợp với cá tép và cây thủy sinh. Nếu hệ vi sinh gặp bất ổn, kéo theo sự thay đổi về môi trường nước dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy ra trong bể thủy sinh.

vi sinh cho bể thủy sinh

Các loại vi sinh cho bể thủy sinh

Vi sinh cho bể thủy sinh được chia làm hai loại là vi sinh tự dưỡng(Chemoautotrophic) và vi sinh dị dưỡng(Heterotrophic). Trong đó, vi sinh tự dưỡng có nguồn thức ăn là tạp chất vô cơ còn vi sinh dị dưỡng ăn tạp chất hữu cơ.

  • Vi sinh tự dưỡng: Các loại vi sinh tự dưỡng “ăn” và xử lý các chất độc hại trong nước như NH3, NH4, NO2. Chúng xử lý và chuyển hóa chất độc thành chất không độc và có thể được hấp thụ bởi cây thủy sinh. Trong nhóm vi sinh tự dưỡng có một nhóm nhỏ hơn gọi là vi khuẩn quang hợp hay được biết đến với tên gọi PSB. Vi khuẩn quang hợp chủ yếu xử lý CH4 và H2S được sinh ra từ nền thủy sinh.
  • Vi sinh dị dưỡng: Được chia thành hai nhóm nhỏ là vi sinh hiếu khí và vi sinh yếm khí. Vi sinh hiếu khí cần nhiều oxy để chuyển hóa các tạp chất hữu cơ thành các chất cần thiết cho cây thủy sinh có thể hấp thụ. Vi sinh yếm khí thì không cần oxy, thay vào đó chúng “thở” bằng NO2, NO3 độc hại thường tích tụ nhiều trong nền thủy sinh.

Cách khởi tạo hệ vi sinh cho bể thủy sinh

Bạn mới setup một bể thủy sinh và đang cần khởi tạo một hệ vi sinh ổn định. Bạn có thể làm theo các cách sau đây:

  • Cách 1: Chờ! Đúng như vậy, hệ vi sinh có sẵn trong môi trường nước tự nhiên vốn rất phong phú. Chỉ cần setup và trang bị cho bể thủy sinh những điều kiện cần thiết cho hệ vi sinh phát triển như hệ thống lọc, vật liệu lọc, đất nền, đá nham thạch… Thông thường, sau từ 1-3 tháng là bể thủy sinh của bạn đã có một hệ vi sinh ổn định.
  • Cách 2: Nếu bạn đã có hoặc quen biết ai đó có bể mà hệ vi sinh đã ổn định, bạn có thể “xin” bông lọc từ những bể đó và đưa sang hệ thống lọc của bể mới.
  • Cách 3: Hiện nay có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh cho bể thủy sinh đã có mặt trên thị trường. Bạn chỉ cần châm trực tiếp các chế phẩm sinh học là đã có thể khởi tạo nhanh chóng hệ vi sinh cho bể thủy sinh. Các loại vi sinh phổ biến được dùng như: Stability, Extra Bio, PSB, CLEAR, BAC+

Mua vi sinh cho bể thủy sinh tại đây

extra bio

Qua bài viết này bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hệ vi sinh cho bể thủy sinh là như thế nào chưa? Hãy khởi tạo cho bể thủy sinh của mình một hệ vi sinh dồi dào và ổn định để có những khoảnh khắc trải nghiệm tuyệt vời nhất khi chơi thủy sinh nhé. Hãy ghé thăm TOP Thủy Sinh thường xuyên để cập nhật thêm cho mình những kiến thức bổ ích về thủy sinh.

 

TOP Thủy Sinh – Shop cá bảy màu Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *